Jane Weinhaus, 63 tuổi, là một giáo viên mầm non tại Missouri (Hoa Kỳ), và cũng là một nạn nhân của Covid-19. Jane nhiễm bệnh vào tháng 3, và tình trạng của bà đã trở nên tệ đến mức buộc phải vào phòng chăm sóc tích cực, phải thở bằng máy tại bệnh viện Missouri Baptist.
Sau 6 ngày điều trị, các bác sĩ đã thử rút ống thở, nhưng sau đó phải gắn lại vì cơ thể bà chưa sẵn sàng để tự mình hô hấp. Phải mất thêm 3 ngày sau đó, Jane mới có thể tự thở. Tuy nhiên, hành trình đến khi hoàn toàn phục hồi vẫn còn rất xa.
Bà phải tiếp tục nằm tại chỗ thêm 3 ngày nữa, trong trạng thái mông lung đến mức "còn không biết mình đang ở đâu," - trích lời chồng bà - Mike Weinhaus.
Thoát khỏi máy thở không có nghĩa là phục hồi
"Không phải cứ tháo máy thở ra là ngay lập tức bạn trở lại bình thường. Hoàn toàn không phải vậy," - Mike cho biết.
Covid-19 đã khiến hàng ngàn người phải vào phòng chăm sóc tích cực (ICU) trong tình trạng cực kỳ nghiêm trọng. Họ phải thở bằng máy - ventilator - những cỗ máy có nhiệm vụ tiếp oxy cho cơ thể trong bối cảnh lá phổi đã không thể hoạt động bình thường được nữa.
Máy thở được các chuyên gia đánh giá là công cụ cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19. Các bệnh viện đã phải cố gắng dự trữ máy thở càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, chiếc máy ấy cũng không phải là phép màu. Theo một nghiên cứu của Anh vào ngày 4/4, 67% những bệnh nhân Covid-19 được sử dụng máy thở hoặc các thiết bị trợ thở tiên tiến khác đã tử vong. Con số này cao hơn gấp đôi so với các chứng viêm phổi vào những năm trước, với chỉ 36% mà thôi.
Mike và Janes Weinhaus khi xuất viện và trở về nhà tại Missouri
Vai trò duy nhất mà máy trợ thở có thể làm là "câu giờ" cho bác sĩ và bệnh nhân, giúp họ có thêm thời gian để cơ thể chống lại bệnh. Bên cạnh đó các bác sĩ và chuyên gia y tế cũng còn rất nhiều điều cần tìm hiểu về quá trình phục hồi của bệnh nhân nhiễm Covid-19. Dẫu vậy, các chuyên gia biết rằng với những người sống sót sau khi "câu giờ" thành công, họ sẽ phải đối mặt với con đường phục hồi đầy khó khăn phía trước.
Một số nghiên cứu cho thấy, quá trình phục hồi ban đầu có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng trời. Thậm chí hàng năm sau, những người sống sót vẫn gặp các biến chứng về thể chất, cảm xúc hoặc về mặt nhận thức. Một số có thể bị mất trí nhớ, hoặc bị sang chấn tâm lý sau khi hồi phục.
Các bằng chứng trước kia chỉ ra rằng nhiều bệnh nhân nhiễm virus corona đã phải dùng máy thở trong thời gian khoảng 15 - 20 ngày hoặc hơn, nghĩa là lâu hơn khá nhiều so với các bệnh nhân phải chăm sóc tích cực khác. Thời gian sử dụng quá dài, kết hợp cùng lượng thuốc an thần trong quá trình điều trị có thể gây ra những biến chứng sức khỏe sau đó.
Ảnh minh họa bệnh nhân dùng máy thở trong phòng điều trị tích cực
"Ảnh hưởng của đại dịch này sẽ còn nối dài sau quãng thời gian điều trị tích cực với hàng trăm ngàn người Mỹ, cùng nhiều trường hợp khác trên thế giới," - tiến sĩ Nathan Brummel, bác sĩ phổi từ ĐH Bang Ohio cho biết.
Cần làm rõ rằng điều này không có nghĩa chiếc máy trợ thở sẽ gây ra vấn đề cho bệnh nhân. Vấn đề nằm ở nhiều yếu tố, bao gồm việc dùng thuốc an thần quá nhiều khi nối máy, và tình trạng nghiêm trọng của bệnh nhân buộc phải dùng máy. Bởi lẽ, nhiều bệnh nhân phải điều trị tích cực mà không cần máy trợ thở cũng gặp nhiều di chứng tương tự sau này.
Thậm chí, y học còn có hẳn một cái tên dành cho hiện tượng này, là Hội chứng hậu chăm sóc tích cực ( Post Intensive Care Syndrome).
"Nếu tình trạng của bạn tệ đến mức phải dùng máy thở trong thời gian dài, thì nó phải là rất rất tệ đấy," - trích lời bác sĩ Craig Coopersmith từ Trung tâm chăm sóc tích cực Emory. "Việc bệnh trở nên rất rất tệ sẽ khiến bạn gặp nhiều di chứng trong dài hạn."
Tình hình của đại dịch Covid-19 cũng khiến mọi thứ xấu đi. Thông thường, các bác sĩ chăm sóc tích cực sẽ phải làm từng bước nhỏ để giảm thiểu tác hại dài hạn sau này, như giảm thuốc an thần, giúp bệnh nhân rời khỏi giường, và cần sự trợ giúp của người thân. Nhưng với Covid-19, đó là những lựa chọn xa xỉ.
Quá nhiều người bệnh đã khiến y bác sĩ quá tải, họ không có thời gian để lãng phí. Bệnh nhân nhiễm bệnh thì không đủ tỉnh táo, vì cơ thể quá thiếu oxy. Còn gia đình người thân thì chẳng được phép vào thăm, bởi lo sợ lây nhiễm chéo.
Cảm giác ư? Như bị chôn sống vậy!
Jesse Vanderhoof xuất viện sau 11 ngày, bao gồm 1 tuần nằm trong máy thở, để rồi người ta lại đưa anh trở lại phòng cấp cứu tại địa phương trong trạng thái mê sảng.
Jesse là một y tá tại Hailey (bang Idaho), nhiễm bệnh trong quá trình công tác tại trung tâm xét nghiệm nhanh Covid-19. Sau khi được tháo ống thở, anh bảo vợ - Emily Vanderhoof - rằng mình sẽ thuê một chiếc xe rồi chở cả hai về nhà, dù bản thân đang trong tình trạng khó mà tự mình đứng lên.
"Thực sự đau lòng khi thấy anh còn chẳng hiểu nổi mình đang gặp phải chuyện gì," - Emily não nề.
Sau chuyến tái nhập viện ngắn ngủi, cuối cùng Jesse cũng trở về nhà, và cho biết "bắt đầu có cảm giác hiểu được mọi chuyện". Anh cảm thấy người cực kỳ yếu, cơ thể đau nhức, và phải dùng thiết bị hỗ trợ đi lại. Các bác sĩ nói quá trình phục hồi của Jesse phải mất vài tháng nữa.
Ảnh minh họa
Jesse hồi tưởng, tuần lễ phải thở bằng máy là một trong những trải nghiệm tồi tệ nhất trong đời anh. Dù đã được gây mê, anh vẫn cảm nhận được chiếc ống thở được luồn xuống họng, có cảm giác như mắc nghẹn và cực kỳ lo lắng. Không dưới một lần anh còn cố ý cắn vào ống, đến mức phải dùng thêm thuốc an thần. "Tôi còn nhớ mình đã thấy lại toàn bộ cuộc đời hiện ra trước mắt," - Jesse cho biết. Ở phương Tây, điều đó có nghĩa Jesse gần như đã đặt một chân sang thế giới bên kia.
Máy trợ thở sẽ đẩy không khí thẳng vào khí quản thông qua một đường ống luồn qua miệng, dừng ở điểm trước khi khí quản tách ra làm hai để đến phổi. Quá trình đặt ống rất đau và gây buồn nôn, không ai có thể chịu đựng được nên bệnh nhân thường phải được gây mê để không phản ứng lại. Một số bệnh nhân thậm chí còn bị buộc phải trói tay sau đó, để họ không tìm cách rút ống ra.
Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi chuyện cũng suôn sẻ, như trường hợp của Sheila Richburg. Nhà tư vấn giáo dục 51 tuổi tại Katy, Texas không phải là một bệnh nhân nhiễm Covid-19, nhưng đã từng mắc chứng viêm đường hô hấp tương tự hồi tháng 11/2019 và phải dùng máy thở. Theo lời chia sẻ của bà, quá trình gây mê khi đặt ống đã không diễn ra suôn sẻ.
Số thuốc ấy chỉ đủ khiến bà tê liệt, không phản ứng được gì mà vẫn giữ lại toàn bộ ý thức. Richburg mô tả trải nghiệm khi ấy giống như "bị chôn sống vậy." Bà chia sẻ bản thân đã "cố gắng hết sức để đấu tranh, để phản ứng, nhưng hoàn toàn vô hiệu vì cơ thể không cử động được."
"Thật sự chẳng có gì khiến tôi sợ hơn được nữa."
Sau khi được rút ống thở 9 ngày sau, Richburg đã gặp ảo giác, thậm chí là hoang tưởng. Cơ thể bà yếu đến mức không thể tự đánh răng. Dây thanh quản sau đó cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Và giờ, bà đang Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog cảm thấy cực kỳ sợ hãi nếu virus corona mang cơn ác mộng ấy đến thêm một lần nữa.
"Tôi chưa từng nghĩ việc phục hồi hóa ra còn khó hơn cả chữa bệnh," - bà chia sẻ.
Biến chứng sau hồi phục
Theo các nhà nghiên cứu từ Canada trên một chứng bệnh viêm hô hấp tương tự Covid-19, các bệnh nhân hậu chăm sóc tích cực sẽ phải chịu đựng biến chứng về thể chất trong một thời gian khá dài, thậm chí lên tới 5 năm. Các bệnh nhân trong nghiên cứu có thời gian sử dụng máy thở trung bình 21 ngày.
5 năm trôi qua, hầu hết các bệnh nhân trong nghiên cứu có lá phổi ở mức "gần bình thường", nhưng khả năng vận động thì không bằng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học New England Journal of Medicine.
Khoảng 30% - 50% các bệnh nhân cho biết họ "có những trải nghiệm khó khăn chưa từng gặp" về khả năng nhận thức - theo bác sĩ James C. Jackson, chuyên gia tâm lý từ ĐH Vanderbilt. Ông cho biết mình rất lo lắng về tình trạng của người sống sót sau Covid-19 về mặt tinh thần, cũng như sang chấn tâm lý (PTSD).
"Việc bệnh nặng đã đủ tệ, bệnh nặng trong một đại dịch thì còn tệ hơn. Sự lo lắng của những người xung quanh có thể tăng khả năng bị PTSD," - ông phát biểu.
Năm 2018, Amanda Grow (35 tuổi) - một bà mẹ 4 con tại Utah đã phải sử dụng máy trợ thở trong suốt 1 tuần, do một biến chứng hiếm gặp lúc sinh nở. Sau khi được rút ống, cô đã trải qua vài ngày mê sảng, với niềm tin rằng các bác sĩ và y tá đã cố gắng giết mình. Tình trạng trở nên nghiêm trọng đến mức cô cần được điều trị tâm lý để học cách nuốt thức ăn, và cần thêm vài tuần để có thể tiếp tục đi lại.
Amanda Grow trong phòng điều trị tích cực năm 2018
Gia đình Grow sau khi cô phục hồi
Grow sau đó cũng nhận ra mình khó lòng tư duy được như trước. Cô phải đóng cửa trung tâm luyện thi dành cho học sinh phổ thông của mình, sau khi gặp khó khăn trong một bài kiểm tra nhận thức. Nhiều tháng trời, cô trầm cảm đến mức tuyệt vọng, và phải mãi thời gian sau đó mới có thể phục hồi.
Trở lại với câu chuyện của Jane Weinhaus. Hóa ra, Jane không phải là người duy nhất trong gia đình nhiễm bệnh. Chồng bà - Mike Weinhaus cũng phải điều trị trong cùng một bệnh viện. Hai con trai cùng cô con dâu cũng đã nhiễm, đã biến chứng viêm phổi, nhưng nhẹ hơn và cả 4 người đều chưa cần phải thở máy.
Vợ chồng Weinhaus năm 2016
"Nhìn thấy vợ trong chiếc máy thở là cảnh tượng kinh khủng nhất mà tôi từng chứng kiến," - Mike Weinhaus chia sẻ. Bệnh viện sau đó đã chuyển ông vào cùng phòng với vợ, để có thể động viên bà sau khi thuốc mê hết tác dụng. Ông Weinhaus hy vọng rằng sẽ không có bất kỳ biến chứng nào xảy ra. Tuy nhiên, ông cho biết bà rất yếu, và hành trình phục hồi sẽ là rất dài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét