Kể từ đầu năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã liên tục phải chứng kiến con số binh sĩ thiệt mạng gia tăng trên tất cả các mặt trận mà nước này triển khai quân đội tham chiến.
Diễn biến gần đây ở những vùng chiến sự tại Syria , Libya và khu vực người Kurd ở Iraq cho thấy Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp phải những rủi ro như thế nào nếu vẫn quyết tâm hoàn thành mục tiêu đề ra của mình.
Syria
Vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2020, Thổ Nhĩ Kỳ và Quân đội Chính phủ Syria đã bị cuốn vào một loạt cuộc đụng độ chưa từng có ở tỉnh Idlib phía Tây Bắc Syria, nơi Ankara đang thiết lập hàng chục trạm quan sát và triển khai các đơn vị quân sự tại đây.
Trong vài tuần, Ankara đã mất hơn 60 binh sĩ và chỉ trong một vụ không kích ngày 27/2 đã có 34 binh lính Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng.
Đứng trước sức ép từ trong nước, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã phải nhanh chóng phát động Chiến dịch Lá chắn Mùa Xuân (Operation Spring Shield) chống lại các lực lượng Chính phủ Syria, tiêu diệt nhiều binh lính, phá hủy hàng trăm xe tăng, thiết giáp cùng một loạt hệ thống phòng không và các phương tiện quân sự khác của Syria.
Tình hình chỉ trở nên lắng dịu sau khi Thổ Nhĩ Kỳ ký với Nga một thỏa thuận ngừng bắn ở Idlib ngày 5/3 tại Moscow.
Thảm kịch ngày 27/2 đã bộc lộ nguy cơ dễ bị tổn thương của các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tại Idlib cũng như khả năng sẵn sàng chiến đấu bất chấp Ankara đã hỗ trợ và huấn luyện cho hàng chục nghìn tay súng ủy nhiệm Syria.
Chẳng hạn như, trong những vụ đụng độ mới nhất gần đây, mặc dù được Thổ Nhĩ Kỳ yểm trợ từ trên không bằng các máy bay không người lái nhưng các thành phần ủy nhiệm này vẫn đánh mất thành phố Saraqeb có tầm quan trọng chiến lược vào tay Quân đội Chính phủ Syria.
Ngay từ thời điểm lần đầu tiên yểm trợ cho các lực lượng ủy nhiệm ở Syria trong chiến dịch Lá chắn Euphrates giai đoạn 2016 - 2017 để chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã liên tục gặp phải những vấn đề tương tự.
Khi gần kết thúc chiến dịch, trong trận chiến đô thị ở thành phố Al-Bab, phiến quân Syria do Ankara hậu thuẫn đã không thể bảo vệ được các xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ. Một số xe tăng Leopard II hiện Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog đại do Đức sản xuất mà Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu đã bị IS bắn cháy.
Bất chấp việc Ankara đã triển khai nhiều chương trình huấn luyện và hiện đại hóa lực lượng ủy nhiệm ở Syria nhưng chúng vẫn tồn tại quá nhiều hạn chế. Rất có thể, các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ lại sẽ phải được huy động triển khai thay thế trong các chiến dịch tương lai ở Syria.
Binh lính Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ phối hợp tuần tra ở phía Bắc Syria năm 2019. Ảnh: AP
Libya
Sự can dự quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ vào Libya gia tăng từ đầu năm 2020. Ankara đã triển khai binh sĩ tới đây để hỗ trợ và hiệp đồng chiến đấu bên cạnh đồng minh là Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) ở Thủ đô Tripoli của Libya.
Ankara hậu thuẫn cho GNA chống lại Quân đội Quốc gia Libya của tướng Khalifa Haftar và hiện đang cung cấp cho GNA nhiều phương tiện thiết giáp cũng như các máy bay vũ trang không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo.
Giống như các chiến dịch ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải dựa chủ yếu vào lực lượng ủy nhiệm để thực hiện các hoạt động chiến đấu tại Libya. Gần đây, Ankara đã bắt đầu tuyển mộ thêm lính đánh thuê Syria ở những khu vực do họ kiểm soát và gửi tới tham chiến bên cạnh GNA. Các tay súng này đã để mất 100 thành viên còn một số thì tháo chạy khỏi chiến trường Libya để lánh nạn sang châu Âu.
Mặc dù số binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya dường như không trực tiếp tham chiến nhưng Ankara cũng đã chứng kiến thương vong ở Libya vào cuối tháng 2/2020 khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan xác nhận 2 quân nhân nước này thiệt mạng tại đây. Trong khi đó, LNA tuyên bố lực lượng của họ đã tiêu diệt 16 binh lính Thổ Nhĩ Kỳ.
Nếu chiến sự tiếp tục bùng phát, Thổ Nhĩ Kỳ lại sẽ phải triển khai thêm quân, nhất là khi các lực lượng ủy nhiệm Syria và đồng minh GNA không thể đánh trả được LNA, trong đó xác suất xảy ra khả năng này là rất cao.
Xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP
Khu vực người Kurd ở Iraq
Không giống như hai chiến trường nêu trên, Thổ Nhĩ Kỳ hiện không sử dụng đội quân ủy nhiệm trong chiến dịch chống lại Đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở Iraq. Do đó, việc Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải hứng chịu thương vong là điều khó tránh khỏi.
Kể từ năm 2018, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở rộng và kéo dài chiến dịch tấn công PKK ở khu vực người Kurd tại Iraq, thậm chí lần đầu tiên còn thành lập các căn cứ tác chiến tiền phương (FOB) ở tỉnh Erbil.
Chiến dịch Móng Vuốt (Operation Claw), phát động vào cuối tháng 5/2019, đã trở thành chiến dịch chống PKK kéo dài nhất mà Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ từng tiến hành kể từ khi bắt đầu các cuộc tấn công xuyên biên giới từ những năm 1990.
Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ tung các nhóm đột kích để tấn công hang ổ và những nơi ẩn náu sâu trong núi của PKK, đồng thời phá hủy nhiều kho dự trữ vũ khí của nhóm này. Ankara cũng sử dụng các máy bay không người lái trang bị đạn dẫn đường chính xác để ám sát nhiều nhân vật lãnh đạo cấp cao của PKK trong 2 năm qua.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải hứng chịu thương vong khi giao tranh cận chiến với các tay súng PKK. Hai binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ được xác nhận đã tử vong bởi hỏa lực súng cối của PKK.
Kể từ khi chiến dịch Móng Vuốt bắt đầu, Thổ Nhĩ Kỳ đã mất 16 binh lính. Vì vậy, khi Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ càng kéo dài hoạt động FOB ở khu vực người Kurd thì binh sĩ nước này càng đứng trước nguy cơ bị thương vong cao, đặc biệt khi Ankara cố gắng truy lùng PKK trong những hang ổ ở sâu trong núi.
Như vậy có thể thấy, các trường hợp nêu trên đã chứng tỏ Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang khiến binh sĩ của họ gặp rủi ro như thế nào khi đưa quân tham chiến ngoài biên giới.
Điều này, cùng với những hạn chế đã được chứng minh của lực lượng ủy nhiệm ở cả Syria và Libya cho thấy, Ankara sẽ phải chấp nhận nhiều thương vong hơn nữa ở những chiến trường này trong tương lai.
Hậu quả là, Ankara khó có thể tiếp tục nhận được sự hậu thuẫn từ công chúng trong nước cho các chiến dịch bên ngoài khi họ phải chứng kiến thực tế số quan tài phủ quốc kỳ được vận chuyển về nước ngày càng nhiều.
Xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ rầm rập tiến vào Idlib
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét